Nghiệp vụ nhập - xuất - tồn kho, tính giá vốn, công nợ phải trả nhà cung cấp

Hướng dẫn để hiểu và dùng đúng quản lý nhập hàng/mua hàng - xuất hàng - tồn kho - tính giá vốn hàng bán, công nợ phải trả nhà cung cấp và cách xem báo cáo tồn kho, giúp quản lý hàng hóa chặt chẽ giảm thất thoát.
Chú ý: Nếu bạn đã dùng phần mềm DanTriSoft một thời gian để bán hàng, in bill thanh toán thì tồn kho hiện tại đang bị âm do chưa có nhập hàng hóa, vì vậy hãy xem hướng dẫn: Thanh lý kho hàng: reset kho hàng về 0để bắt đầu làm mới dữ liệu tồn kho.
Nhập - xuất - tồn kho, tính giá vốn, công nợ

I. Khai báo Danh mục


1. Khai báo danh mục Nhà cung cấp gồm Nhóm nhà cung cấp và Thông tin nhà cung cấp.

Đăng nhập vào gian hàng trên trình duyệt www.DanTriSoft.vn

1.1 Khai báo nhóm nhà cung cấp: ví dụ nhóm nhà cung cấp Cà phê, nhóm cung cấp Nước ngọt, nhóm cung cấp Trái cây, nhóm cung cấp Đồ khô, nhóm cung cấp đồ Tươi sống...

Vào menu Danh mục >> Nhóm nhà cung cấp (NCC) >> nhấn Thêm mới >> thêm thông tin và nhấn Lưu.

1.2 Khai báo thông tin nhà cung cấp

Vào menu Danh mục >> Nhà cung cấp >> nhấn Thêm mới >> Điền thông tin nhà cung cấp và nhấn Lưu.

2. Khai báo danh mục Kho hàng cho cửa hàng.

- Mặc định trong phần mềm bạn sẽ có 1 kho bán hàng với mã là KBH (Kho bán hàng). Nếu cửa hàng có nhiều hơn một kho hàng, bạn có thể Thêm mới kho hàng.

- Vào menu Danh mục >> Thiết lập kho hàng >> Thêm mới >> Điền thông tin kho và nhấn Lưu.
Chú ý: nếu lâu nay bạn chỉ mới dùng chức năng bán hàng mà chưa quản lý kho hàng nên số liệu báo cáo tồn kho có số liệu âm (-) rất nhiều và bạn muốn cân chỉnh lại cho đúng số liệu thực tế thì xem Hướng dẫn kiểm kê kho hàng và cách điều chỉnh để kho hàng đúng với thực tế; hoặc cách nhanh nhất là reset kho hàng lại mặc định (số liệu kho hàng về tất cả là 0) thì hãy xem hướng dẫn Thanh lý kho hàng: reset kho hàng về 0 (về mặc định).

II. Nhập kho - Xuất kho


Nghiệp vụ Nhập kho như sau: vào menu Kho hàng >> Phiếu nhập kho >>  nhấn Thêm mới >> Tìm tên hàng hóa, điền số lượng, giá vốn (hoặc thành tiền) >> nhấn Thêm dòng.
Lập phiếu nhập kho
Chú ý:

Ở dòng Loại nhập kho: mặc địch sẽ được chọn là Nhập kho nội bộ, ý nghĩa của các phân loại như sau:

    + Nhập kho nội bộ: là nghiệp vụ nhập kho nhưng không cần quản lý đến công nợ phải trả nhà cung cấp, thao tác là nhanh hơn, phù hợp với cửa hàng nhỏ không phát sinh công nợ phải trả.
    + Nhập điều chỉnh tăng kho: là nghiệp vụ cân chỉnh kho, thực tế khi kiểm kho hàng hóa thấy có sự sai lệch sẽ dùng nghiệp vụ này.
    + Nhập thành phẩm: nhập các loại được phân loại là thành phẩm (nếu có).
    + Nhập mua hàng: tức là nghiệp vụ lập phiếu mua hàng, ghi nhận công nợ phải trả cho nhà cung cấp (các đơn vị cần quản lý công nợ phải trả NCC phải đặc biệt chú ý chức năng này).

Thủ thuật: Để tạo giá vốn nhập mua mặc định cho hàng hóa ta thực hiện như sau: Vào menu Danh mục >> Danh sách hàng hóa: tìm hàng hóa rồi nhấn Sửa >> chuyển qua tab Thông tin khác: tại đây ta gõ dòng Giá vốn mua con số giá vốn mặc định, mục tiêu là khi tạo phiếu nhập kho cho hàng hóa đó phần mềm sẽ tự động lấy con số này để đưa vào phiếu nhập kho.
Nhập số vào dòng Giá vốn mua hàng

*** Giải thích thêm về nghiệp vụ quản lý công nợ phải trả cho nhà cung cấp:

Khi tạo Phiếu nhập kho >> chọn phân loại là Nhập mua hàng, khi đó phần mềm sẽ bắt buộc phải chọn Nhà cung cấp bằng cách tìm kiếm nếu danh sách đã có sẵn hoặc click vào nút bên dưới Tạo NCC (tạo nhà cung cấp) để nhập mới. 

Ảnh dưới minh họa như sau: mua hàng từ nhà cung cấp CH Thực Phẩm trị giá 14.917.662 đồng và lần này chỉ thanh toán 5.000.000 đồng tức công nợ phải trả cho nhà cung cấp được tăng thêm = 14.917.662 - 5.000.000 = 9.917.662 đồng. Để thanh toán công nợ phải trả nhà cung cấp hãy xem thêm mục 2. Lập phiếu Chi tiền ở link Hướng dẫn quản lý chi phí hoạt động kinh doanh. Để xem báo cáo công nợ phải trả nhà cung cấp vào Kho hàng >>> Báo cáo công nợ nhà cung cấp.
Lập phiếu mua hàng để quản lý công nợ phải trả nhà cung cấp
Với dòng Đơn giá mua (tức giá vốn hàng hóa theo đơn đặt mua) nếu ít biến động, bạn có thể khai báo mặc định bằng cách vào menu Danh mục >>> Hàng hóa. Tìm kiếm hàng hóa, rồi nhấn vào Edit món hàng, sau đó nhấn vào tab Thông tin khác và gõ giá vốn vào dòng Giá vốn mua hàng.
Có thể khai báo giá vốn mặc định của hàng hóa
*** Giải thích về cách nhập kho lần đầu tiên vào phần mềm (nhập kho đầu kỳ): khi bắt đầu dùng phần mềm thì trong thực tế hàng hóa đã có sẵn trong kho, vậy làm thế nào để nhập kho và quản lý giá vốn vào Dân Trí Soft? Cách thực hiện: vào Dân Trí Soft thực hiện nghiệp vụ Nhập kho, chọn phân loại Nhập kho nội bộ cho tất cả hàng hóa đang có trong kho về số lượng và giá vốn (nếu muốn quản lý giá vốn chuẩn, vì phần mềm DanTriSoft tính giá vốn theo phương pháp trung bình) và ghi chú là Nhập kho đầu kỳ, để sau này dễ dàng kiểm tra.

Thực hiện nghiệp vụ Xuất kho: tương tự như nghiệp vụ nhập kho.

III. Tính giá vốn hàng bán


- Để tính giá vốn hàng bán thì bắt buộc phải vào menu Kho hàng >> Tính giá vốn: chọn tháng cần tính giá vốn rồi nhấn vào Tính giá vốn, công thức sẽ được máy chủ tính toán và thường tính toán không quá 1 phút. Sau khi Tính giá vốn xong, hãy kiểm tra cột giá trị (số tiền) ở các báo cáo của menu Kho hàng sẽ thấy có sự thay đổi.

- Dân Trí Soft dùng cách tính giá vốn theo phương pháp bình quân gia quyền (trung bình cộng), xem thêm: cách tính toán giá vốn.
Chú ý quan trọng: Việc tính giá vốn được thực hiện theo từng tháng, ví dụ tính giá vốn tháng 1 phần mềm sẽ chốt giá vốn cho tháng 1 tại thời điểm nhấn Tính để kết sổ, chọn tháng 2 phần mềm sẽ kế thừa dữ liệu giá vốn tháng 1 chuyển sang để tiếp tục tính giá vốn tháng 2 và tương tự như vậy. Do đó, nếu lâu nay chưa tính giá vốn lần nào hoặc quên tính giá vốn lần trước vào tháng nào thì cho Tính giá vốn lại lần lượt từng tháng để công thức tính toán lại cho đúng.
Chức năng tính giá vốn ở phần mềm Dân Trí Soft

IV. Xem báo cáo tồn kho


- Để xem số liệu tồn kho, vào menu Kho hàng >> click vào Báo cáo tồn kho/Báo cáo nhập xuất tồn/Cảnh báo hàng tồn/Báo cáo công nợ phải trả nhà cung cấp và chọn thời gian xem, sau đó nhấn Tìm kiếm để xem kết quả.

- Để xem chi tiết phần này hãy vào link Hướng dẫn xem báo cáo kho hàng

Báo cáo Nhập - Xuất - Tồn

- Truy cập web www.DanTriSoft.vn để đăng nhập xem báo cáo nhập - xuất tồn: vào menu Kho hàng >> Báo cáo nhập xuất tồn.
Báo cáo nhập  - xuất - tồn xem bằng trình duyệt web

- Có thể dùng chức năng Export để xuất báo cáo ra file excel như ảnh dưới:
Dùng chức năng Export để xuất báo cáo thành file excel

Giải thích thuật ngữ và công thức trong bảng tính

Giá nhập (1) (tên gọi đầy đủ: giá nhập mua trung bình trong kỳ tính toán) = Tổng tiền nhập trong kỳ/Tổng số lượng nhập trong kỳ.
Mục tiêu: để biết được giá nhập trung bình trong kỳ có biến động hay không, thường là so sánh với cột giá vốn. Nếu có biến động nhiều thì cần xem lại giá nhập và kể cả việc nhập liệu.

Giá vốn (2) (tên gọi đầy đủ: giá vốn trung bình ở thời điểm tính toán): cột này thể hiện giá vốn theo phương pháp tính bình quân gia quyền (hay còn gọi là trung bình cộng).
= (tiền hàng đầu kỳ + tiền hàng nhập trong kỳ)/(số lượng hàng đầu kỳ + số lượng hàng nhập trong kỳ)

Đầu kỳ:
+ Số lượng: là số lượng hàng hóa tồn kho ở đầu kỳ, đầu kỳ này tức là cuối kỳ trước chuyển sang.
+ Tiền (A) = là số tiền tồn kho ở đầu kỳ tức là tiền tồn kho ở cuối kỳ trước chuyển sang đầu kỳ này.

Nhập trong kỳ:
+ Số lượng: là số lượng hàng hóa nhập trong kỳ tính toán + nhập kho điều chỉnh tăng kho (nếu có).
+ Tiền (B) = số lượng nhập trong kỳ * giá nhập trung bình = (4) * (1)

Xuất trong kỳ:
+ Số lượng: là số lượng hàng hóa được bán ra + số lượng xuất hủy (nếu có).
+ Tiền (C) = số lượng xuất trong kỳ * giá vốn = (5) * (2)

Tồn cuối kỳ:
+ Số lượng: là số lượng hàng hóa cuối kỳ của báo cáo = số lượng đầu kỳ + số lượng nhập trong kỳ - số lượng xuất trong kỳ.
+ Tiền (D): là tiền tồn kho ở thời điểm tính toán hiện tại = Tiền đầu kỳ + Tiền nhập trong kỳ - Tiền xuất trong kỳ = (A) + (B) + (C)

Báo cáo tồn kho: SL tồn và Tiền tồn

- Vào menu Kho hàng >> Báo cáo tồn kho: chọn điều kiện lọc tìm kiếm để xem báo cáo theo đúng yêu cầu. Cột số lượng tồn và tổng tiền ở báo cáo tồn kho được lấy từ báo cáo nhập - xuất - tồn kho ở mục Tồn cuối kỳ với 2 cột là số lượng tồn và tiền tồn.
Báo cáo tồn kho: vào Kho hàng >> Báo cáo tồn kho

- Để kiểm kê hàng hóa thì xem: Hướng dẫn kiểm kê kho hàng và cách cân chỉnh.

Báo cáo chi tiết % lãi lỗ hàng bán

Xem báo cáo chi tiết % lãi lỗ theo hàng hóa ta biết được hàng hóa nào có mức lãi tuyệt đối nhiều/ít, tỉ lệ lãi là cao/thấp.
Vào menu Doanh thu >> Chi tiết bán hàng % lãi lỗ: chọn kỳ xem báo cáo và nhấn Tìm kiếm

Công thức tính: Lãi gộp = Doanh thu sau chiết khấu theo hàng hóa - Giá vốn hàng bán

- Doanh thu sau chiết khấu theo hàng hóa = Doanh thu bán hàng - Chiết khấu theo hàng bán (ở đây công thức tính toán là real time, tức ngay khi Lưu hóa đơn thì công thức tính toán).

- Giá vốn hàng bán: được tính bằng phương pháp kế toán là bình quân gia quyền hay còn gọi là giá vốn trung bình cộng (công thức tính giá vốn chỉ thực hiện khi ta lập phiếu nhập kho cho hàng hóa và chỉ khi nhấn Tính giá vốn thì công thức tính giá vốn mới hoạt động, chi tiết cần xem kỹ tại menu Kho hàng để hiểu rõ giá vốn).
Lưu ý: Phần giảm giá tổng bill được hạch toán ở Báo cáo kết quả kinh doanh tại mục Giảm giá hóa đơn, xem báo cáo kết quả kinh doanh bằng cách vào menu Thu chi tiền >> Báo cáo kết quả kinh doanh.
- Để giá vốn được tính đúng tính đủ ta phải vào menu Kho hàng >> Tính giá vốn để chọn thời gian tính giá vốn và nhấn Tính để công thức hoạt động. Sau đó mới vào menu Doanh thu >> Chi tiết bán hàng % lãi lỗ: chọn kỳ xem báo cáo và nhấn Tìm kiếm để xem.

- Công thức tính giá vốn chỉ hoạt động khi nhấn vào TÍNH GIÁ VỐN, tức là tại thời điểm nhấn vào TÍNH GIÁ VỐN phần mềm sẽ dò tìm các phiếu để chạy công thức đúng vào thời điểm đó. Điều đó có nghĩa là nếu hôm nay bạn nhấn TÍNH GIÁ VỐN thì giá vốn chỉ tính đến ngày hôm nay; nếu ngày mai muốn xem giá vốn thì PHẢI nhấn lại TÍNH GIÁ VỐN. Vì vậy, nếu không nhấn Tính giá vốn sẽ thấy giá vốn không được tính là điều dễ hiểu.
Chú ý quan trọng: Việc tính giá vốn được thực hiện theo từng tháng, ví dụ tính giá vốn tháng 1 phần mềm sẽ chốt giá vốn cho tháng 1 tại thời điểm nhấn Tính để kết sổ, chọn tháng 2 phần mềm sẽ kế thừa dữ liệu giá vốn tháng 1 chuyển sang để tiếp tục tính giá vốn tháng 2 và tương tự như vậy. Do đó, nếu lâu nay chưa tính giá vốn lần nào hoặc quên tính giá vốn lần trước vào tháng nào thì cho Tính giá vốn lại lần lượt từng tháng để công thức tính toán lại cho đúng.
Chức năng tính giá vốn ở phần mềm Dân Trí Soft

Giải thích cột số tiền, giá vốn âm

Phải hiểu rõ công thức tính giá vốn theo phương pháp bình quân gia quyền (bình quân cuối kỳ, phương pháp bình quân) như sau:

Giá vốn bình quân = (tiền hàng đầu kỳ + tiền hàng nhập trong kỳ)/(số lượng hàng đầu kỳ + số lượng hàng nhập trong kỳ)

Trong đó:
- Tiền hàng đầu kỳ là tiền tồn kho của cuối kỳ trước chuyển sang đầu kỳ này.
- Tiền hàng nhập trong kỳ là tổng tổng tiền hàng được làm phiếu nhập kho có trong kỳ.
- Số lượng hàng đầu kỳ là số lượng hàng tồn kho của cuối kỳ trước chuyển sang đầu kỳ này.
- Số lượng hàng nhập kho trong kỳ là số lượng hàng tồn kho của cuối kỳ trước chuyển sang đầu kỳ này.

Trường hợp 1giá vốn rất vô lý nhưng công thức là không sai, vậy lý do ở đâu?

DanTriSoft lấy ví dụ này để bạn dễ hình dung trường hợp bạn sẽ cảm thấy rất vô lý này nhưng công thưc là không sai. Đây là nghiệp vụ khi bán hàng âm (tức bán trước nhập sau) cho bạn dễ hình dung:

Sản phẩm A trong kho đang tồn là 0, giá vốn hiện tại món hàng A được ghi nhận là = 100.000đ.

Cửa hàng bán âm 10 sản phẩm A (tức là chưa làm phiếu nhập kho và đã cho bán hàng trước), lúc này số lượng hàng tồn A = -10, và có giá vốn cho hàng này là = 100.000đ.

Sau đó cửa hàng mới cho nhập kho 20 sản phẩm A với giá nhập = 150.000đ.

Lúc này theo công thức tính giá vốn:

Giá vốn (MAC) = (tiền hàng đầu kỳ + tiền nhập trong kỳ)/(số lượng tồn kho đầu kỳ + số lượng nhập trong kỳ), thay số vào ta được:

MAC = (-10 *100.000 + 20*150.000)/(-10 + 20) = 2.000.000/10 = 200.000đ.

Sau đó khi khách hàng bán hàng, lãi lỗ sẽ được tính dựa trên giá vốn (MAC) = 200.000đ.

Và chúng ta sẽ cảm thấy thật vô lý do: giá vốn trước đây chỉ 100.000đ, lần này nhập hàng giá vốn cũng chỉ 150.000đ, lý luận cơ bản thì giá vốn phải nằm ở khoảng giữa từ 100.000 đến 150.000đ, vậy mà ở đây giá vốn ghi nhận lên đến 200.000đ. Lỗi ở đây là chúng ta đã bán hàng trước, sau đó thì mới làm nghiệp vụ nhập hàng.

Do đó nếu để tình trạng chưa nhập kho vào phần mềm mà đã bán hàng trước thì với cách tính như vậy sẽ làm giảm lãi thực tế của khách hàng đi rất nhiều. 

Khắc phục: 

Do đó để khắc phục, khi làm phiếu nhập kho hãy chọn ngày nhập kho trước khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng để tránh tình trạng hàng hóa bị âm. Cách đơn giản nhất là hãy chỉnh lại phiếu nhập kho ở mục ngày nhập kho vào đầu tháng/đầu kỳ... để đảm bảo rằng không có nghiệp vụ xuất bán hàng âm. Sau đó nhấn lại chức năng Tính giá vốn để phần mềm tính toán lại/hoặc chờ đến ngày hôm sau để hệ thống tính toán lại giá vốn rồi mới xem báo cáo, khi đó giá trị (tiền) của giá vốn sẽ không còn bị âm nữa.

Hoặc nếu xem báo cáo trong dài hạn thì giá vốn sẽ dần dần được điều chỉnh để về với mức bình quân chính xác.

Trường hợp 2: Giá trị tồn kho cuối kỳ bị âm, giá vốn âm

Nguyên nhân 1: Vì để thuận tiện cho khâu bán hàng, phần mềm cho phép xuất quá số lượng tồn (xuất âm hàng/xuất kho âm).
Lưu ý quan trọng: Phần mềm Dân Trí Soft cho phép xuất kho âm vì nếu ràng chặt không cho xuất kho âm sẽ gây khó khăn việc bán hàng (muốn không xuất kho âm thì nghiệp vụ nhập kho phải làm tức thời mà cái này không phải cửa hàng/doanh nghiệp nào cũng đủ nhân lực thực hiện), nên khi dùng với phương pháp tính giá Bình quân cuối kỳ, để tính toán giá trị (số tiền) cần phải đảm bảo số lượng tồn kho đến cuối kỳ tính giá (tháng/quý) không bị âm (>=0). Do đó cần kiểm tra lại kho hàng nếu số lượng bị âm thì phải cân chỉnh để không bị âm. Nếu số lượng âm thì giá trị (số tiền) tồn kho sẽ bị âm.
Hoặc một số trường hợp khác theo suy luận được mô tả chi tiết ở công thức bên trên và dưới đây là minh họa:

Tiền hàng đầu kỳ = số lượng hàng đầu kỳ * giá vốn đầu kỳ này (tức giá vốn cuối kỳ trước).

Thông thường tiền hàng đầu kỳ sẽ là số dương. Nhưng có trường hợp Tiền hàng đầu kỳ là số âm vì: số lượng hàng đầu kỳ là số âm (do cho xuất kho âm) * giá vốn đầu kỳ (số dương) nên kết quả Tiền hàng đầu kỳ âm.

Tiền hàng nhập trong kỳ = số lượng hàng nhập kho (mua hàng) trong kỳ * giá mua của từng đơn hàng, luôn luôn là số dương.

Số lượng hàng đầu kỳ là số lượng hàng cuối kỳ trước, có thể là số dương hoặc số âm (vì có xuất bán mà không có nhập kho).

Số lượng hàng nhập trong kỳ: là số lượng hàng hóa được nhập kho (mua hàng) có trong kỳ, số lượng này luôn luôn là số lớn hơn hoặc bằng 0.

Tiền tồn kho (giá trị tồn) = giá vốn * số lượng hàng có trong kho ở thời điểm tính toán.

Giá vốn ở đây được tính toán theo phương pháp bình quân gia quyền như mô tả ở trên. Nếu làm đúng chuẩn mực (có nhập kho, có giá vốn, kho hàng không để âm kho...) thì luôn là số dương, tuy nhiên vẫn có trường hợp là số âm vì các trường hợp bán hàng trước rồi mới nhập kho hàng hóa sau, tức xuất bán âm hàng.

Số lượng hàng có trong kho ở thời điểm tính toán: nếu làm đúng thì luôn là số dương, nhưng bán rồi mới nhập kho thì có thể xảy ra trường hợp kho hàng có số lượng âm.

Nguyên nhân 2: Thông thường chỉ có một kho hàng để quản lý nhưng với cửa hàng/công ty có chia ra nhiều kho để quản lý nên có thể gây ra tình trạng này.

Hệ thống đang tính bình quân trên nhiều kho (không theo kho) mà vật tư hàng hóa thì lại có trên nhiều kho dẫn đến kho thì có giá trị âm, kho lại có giá trị dương. Tương tự như nguyên nhân 1, hãy kiểm tra lại kho hàng và cân chỉnh kho cho thật sự chính xác theo đúng thời gian xuất - chuyển - nhập kho để công thức tính toán mới đúng được.

Trường hợp 3: Trong kỳ số lượng hết (chính xác bằng=0) nhưng giá trị (số tiền) lại  >0 với phương pháp bình quân cuối kỳ.

Nguyên nhân: Trong kỳ có giá nhập xuất có sự chệnh lệch lớn => Tại 1 thời điểm trong kỳ khi kho xuất hết số lượng thì giá trị có thể bị âm hay dương nhưng cuối kỳ thì số lượng hết giá trị hết.

Giải pháp: Lý do số lượng hết giá trị còn là do đặc thù của phương pháp bình quân cuối kỳ. Giá trị nhập kho trong kỳ chênh lệch nhiều. Trường hợp dữ liệu có giá trị nhập trước thấp, sau đó trong kỳ hoặc cuối kỳ giá trị nhập cao hơn thì các chứng từ xuất đầu kỳ sẽ có giá trị cao => Trong trường hợp này hoàn toàn không sai. Phương pháp này đảm bảo số lượng cuối tháng giá trị không âm là đúng.​ Với trường hợp này, vào cuối kỳ tháng tiếp theo hệ thống sẽ tính toán lại vẫn đảm bảo giá trị là đúng.

- Hoặc làm ngược lại quy trình: cho chạy công thức tính giá vốn lại lần lượt các tháng trước đó, nhớ kiếm tra kỹ phần nhập giá vốn có bị sai số gì không. Sau đó mới vào xem lại báo cáo.

V. Tình huống phản ánh công thức kho


Dưới đây là tình huống thực tế của một gian hàng phản ánh như sau:

Xét cùng khoảng thời gian từ ngày 01/03/2023 đến 20/07/2023 và xem báo cáo cho nhóm hàng là Bia thì thấy số liệu có sai lệch:

+ Xem Báo cáo doanh thu theo hàng hóa thấy xuất bán 48.523 đơn vị tính.
Báo cáo doanh thu theo hàng hóa thấy xuất bán 48.523 đơn vị tính
+ Xem Báo cáo nhập xuất tồn thấy xuất trong kỳ 49.750 đơn vị tính.
Báo cáo nhập xuất tồn thấy xuất trong kỳ 49.750 đơn vị tính
=> Tại sao Con số xuất bán khác (#) với số xuất trong kỳ là câu hỏi.

Giải thích:

Nhắc lại công thức tính toán như sau:

(1) = Doanh thu theo hàng hóa là tổng cộng hàng hóa được bán ra (lên đơn hàng, in và lưu hóa đơn) trong kỳ xem báo cáo.

(2) = Xuất trong kỳ = số lượng hàng hóa được bán ra (1) + số lượng hàng hóa điều chỉnh kho trong các phiếu điều chỉnh kho (nếu có) + xuất kho nội bộ/luân chuyển hàng các kho (nếu có) + xuất tiêu hao (nếu có).

Dựa trên công thức này ta truy lại tình huống trên như sau:

- Ta xét 1 hàng hóa làm minh họa là Bia Sài Gòn Lager, ở doanh thu theo hàng hóa có số lượng bán ra 32.774 đơn vị tính, còn 33.600 đơn vị tính. Từ công thức trên ta suy ra được trong kỳ Bia Sài Gòn Lager đã có xuất điều chỉnh chỉnh kho = 33.600 - 32.774 = 826 đơn vị tính.

- Thực vậy, ta có thể xem lại Phiếu kiểm kê bằng cách vào báo cáo nhập xuất tồn chọn thời gian như các phiếu trên, rồi click vào Bia Sài Gòn Lager để liệt kê chi tiết lịch sử nhập vào và bán ra, ở đây sẽ thấy số lượng điều chỉnh kho như ảnh dưới.
Trong kỳ báo cáo nhập xuất tồn có phát sinh nghiệp vụ xuất điều chỉnh giảm kho
- Thêm nữa, ta có thể xem lại các phiếu xuất kho điều chỉnh bằng cách vào menu Kho hàng >> Phiếu xuất kho: chọn loại phiếu là xuất kho điều chỉnh (hay các loại xuất kho khác) để xem chi tiết.
Xem chi tiết các phiếu xuất điều chỉnh giảm kho
Chú ý: Logic tính toán của phần mềm là cố định với lập trình sẵn, còn khâu nhập liệu là thay đổi ở người sử dụng, vì vậy nếu thấy có sai thì nên dò lại từng nghiệp vụ (từng phiếu) để truy tìm nguyên nhân dựa trên công thức tính toán. Trường hợp nếu bạn khẳng định là lập trình công thức phần mềm sai thì DanTriSoft sẽ cho kiểm tra lại chi tiết, nếu đúng là do logic sai thì sẽ cho lập trình lại ngay (thường 99,99% là lập trình đúng, rất ít khi lỗi), còn nếu là do nghiệp vụ sử dụng không đúng thì DanTriSoft sẽ thu phí kiểm tra dữ liệu chi tiết là 2.000.000đ/lần kiểm tra.

Để được hỗ trợ chu đáo hãy tham dự cộng đồng DanTriSoft tại group https://zalo.me/g/mdxggl741