Thêm hàng hóa có đa đơn vị tính (lon - lốc - thùng, cái - hộp, gói - thùng)

Một hàng hóa bán ra có nhiều đơn vị tính như lon, lốc, thùng hay như cái, vỉ, hộp, thùng... được gọi là quản lý và bán hàng đa theo đơn vị tính. Đa đơn vị tính có bảng giá bán đặc thù, ví dụ một lon giá 5 ngàn, còn một lốc 6 lon có giá bán là 29.000 đồng chứ không phải = 6 lon * 5 ngàn = 30 ngàn như cách tính của các phần mềm không có tính năng này. Bài viết sẽ hướng dẫn cách để quản lý và bán hàng đa đơn vị tính với Dân Trí Soft.

Chú ý quan trọng với hàng hóa đa đơn vị tính:

- Đơn vị tính khi Thêm mới hàng hóa là đơn vị tính cơ bản, tức là đơn vị tính nhỏ nhất được bán ra.

- Từ đơn vị tính cơ bản, ta mới thêm Đa đơn vị tính là bội số hoặc ước số của đơn vị tính cơ bản.

- Đơn vị tính cơ bản là rất quan trọng, cần xác định làm đúng ngay từ đầu, để không xảy ra tình trạng thay đổi đơn vị tính cơ bản trong quá trình vận hành. Vì nếu thay đổi đơn vị tính cơ bản sẽ thay đổi logic trong thuật toán nên phải điều chỉnh lại theo hướng dẫn này thì mới tính toán giá vốn đúng được: hotro.dantrisoft.com/2023/05/loi-kho-hang.html

Quản lý và bán hàng đa đơn vị tính


Logic về hàng hóa đa đơn vị tính


Cách phân biệt trong danh sách hàng hóa thì món hàng nào có đa đơn vị tính thì nhìn vào thấy có dấu (*) ở dòng nào thì đó là hàng hóa đã được khai báo đa đơn vị tính.
Nhìn vào Danh sách hàng hóa sẽ có dấu hiệu thể hiện hàng hóa đa đơn vị tính là có dấu (*)

Logic của hàng hóa đa đơn vị tính

1. Hàng hóa đa đơn vị tính có thể khai báo mã hàng (mã vạch/mã barcode) khác nhau để phân định, hoặc dùng chung mã hàng đều được. Ưu điểm của khai báo mã hàng khác nhau là khi thao tác tìm đúng mã hàng là ra ngay kết quả. Còn nếu dùng mã hàng giống nhau thì khi tìm kiếm mã hàng phần mềm sẽ load ra thông tin của tất cả đơn vị tính có liên quan, nên phải chọn đúng cho từng đơn vị tính khi thao tác nghiệp vụ.
Hàng hóa đa đơn vị tính có thể khai báo mã hàng (mã vạch/mã barcode) khác nhau để phân định

2. Nhập kho, xuất kho, bán hàng... đều có thể dùng được cho tất cả đơn vị tính, ví dụ có thể nhập hàng hóa đó với đơn vị tính là thùng, cũng có thể nhập hàng hóa với đơn vị tính là chai. Trong các báo cáo về kho hàng phần mềm sẽ tự động quy đổi thành đơn vị tính cơ bản.

3. Với màn hình bán hàng ở trình duyệt website thì khi chọn bán hàng hóa ở đơn vị tính nào thì hiển thị số lượng tồn kho ở màn hình bán hàng sẽ tính đúng theo đơn vị tính đó, mà không quy đổi qua lại, việc quy đổi về đơn vị tính cơ bản chỉ có ở các báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn.

Để được hỗ trợ chu đáo hãy tham dự cộng đồng DanTriSoft tại group https://zalo.me/g/mdxggl741