Chỉnh giá, thêm món, lỗi không hiển thị giá

Cần hiểu cho đúng: 

Phần mềm quản lý là công cụ quản lý nhằm giúp người chủ quản lý chặt chẽ hơn, tránh thất thoát và tăng lợi nhuận. Nói phần mềm là công cụ để phân biệt với những lời tung hô, quảng cáo thần thánh phần mềm như là "chiếc đũa thần" với khả năng biến không thành có, với nhiều lời hứa hẹn đường mật như "kinh doanh dễ dàng - thành công trong nhàn hạ" của những người tư vấn bán hàng nói dối.

Phần mềm quản lý được thiết kế logic theo quy trình quản lý kinh doanh và lập trình (code) theo logic đó, tức là với mỗi dữ liệu được nhập vào phần mềm (gọi là input) thì công thức được lập trình sẽ hoạt động (gọi là process) để tạo ra kết quả, tạo ra báo cáo (gọi là ouput). Việc nhập liệu (input) là từ người dùng trong thực tiễn kinh doanh và với input khác nhau sẽ cho kết quả (ouput) khác nhau. Do đó để sử dụng phần mềm hiệu quả thì người dùng cần phải xem hướng dẫn sử dụng để hiểu logic của phần mềm, từ đó nhập liệu (input) chính xác, còn việc tính toán logic đã được phần mềm tự động hóa để tạo ra kết quả báo cáo đúng theo nhu cầu, nên nếu nhập liệu (input) sai thì kết quả sẽ sai là điều hiển nhiên.
Đây là hướng dẫn để dễ dàng chỉnh sửa giá bán cho các món hiện hữu, thêm món mới cho menu, cập nhật sửa thông tin hàng hóa...

1. Cách chỉnh sửa giá bán

Chỉnh sửa giá hàng hóa menu

- Vào menu Danh mục >> Thiết lập bảng giá >> tìm món hàng cần sửa giá để gõ giá bán mới sau đó nhấn lưu

- Để phần mềm thu ngân, ứng dụng order bằng điện thoại cập nhật giá bán mới thì phải cho thoát ra (đăng xuất) rồi đăng nhập lại phần mềm.
Cách chỉnh sửa giá bán cho menu

Sửa giá tiền giờ (bida, karaoke)

Để chỉnh sửa giá dịch vụ tiền giờ ta vào menu Danh mục >> Thiết lập bảng giá: tại đây ta click chọn Tab Tiền giờ ngày trong tuần, sau đó sửa lại giá ở cột Tiền giờ và nhấn Lưu để cập nhật bảng giá mới.
Cách chỉnh sửa giá tiền giờ cho bida, karaoke

2. Thêm món mới và giá bán

Vào menu Danh mục và vào lần lượt các menu dưới để khai báo, nút Thêm mới nằm ở góc trên tay phải, chức năng tìm kiếm nằm ở phía tay trái.

3.1 Khai báo danh mục Nhóm hàng hóa, Đơn vị tính, thông tin Hàng hóa
Khai báo danh mục nhóm hàng, đơn vị tính, hàng hóa, giá cả
- Thêm mới Nhóm hàng hóa: ví dụ nhóm Trà sữa, nhóm Nước ngọt, Nhóm nước ép, Nhóm topping...
- Thêm mới Đơn vị tính
Thêm mới Hàng hóa.
Chú ý quan trọng: với mô hình kinh doanh trà sữa có cho phép chọn size, chọn topping thì cần phân định rõ ràng hàng hóa nào được phép chọn size và topping, hàng hóa nào thì không được chọn, vì nó liên quan đến việc khai báo hàng hóa và tính tiền. Tôi lấy ví dụ các món Trà sữa thì được phép chọn size và topping, còn các món nước ngọt như Coca, Pepsi, Sting, C2 hay cafe, nước ép thì không được chọn.

- Với món được phép chọn size và topping thì sẽ được check vào nút Cho chọn topping, Cho chọn size. Còn món không được phép chọn thì ta không check vào các nút này.

- Tiếp theo nếu món nào bạn có nhu cầu là cho in nhãn dán ly thì sẽ check chọn vào nút In topping.

- Còn riêng các món topping thì chỉ check vào nút Topping (trà sữa) thì các món topping này sẽ hiển thị khi order món có chức năng chọn topping. Khi khởi tạo hàng hóa đầu tiên nên tạo Nhóm hàng hóa là Topping sau đó khi thêm topping thì add vào nhóm hàng hóa này để dễ dàng quản lý.

Dưới đây là giải thích chi tiết ý nghĩa từng nút check chọn, dựa trên định nghĩa này mà công thức tính toán phần mềm mới tính chính xác được.
(1) Check chọn Hàng hóa: Là món hàng được mua sao - bán vậy (Ví dụ: Cocacola, Pepsi, Sting, C2, Không độ, Bò húc, Nước suối...).

(2) Check chọn Thành phẩm: là món bán ra cho khách hàng, thành phẩm được chế biến/pha chế từ nguyên vật liệu để tạo thành (Ví dụ: Ly sinh tố Bơ được pha chế từ Trái bơ và sữa, tức Ly bơ là Thành phẩm, Trái bơ và sữa là Nguyên vật liệu).

(3) Check chọn Nguyên vật liệu: Để tạo ra thành phẩm (Ví dụ: Đường, Cà phê bột, Sữa v.v).

Sau khi chọn Hàng hóa, Thành phẩm thì với đặc thù mảng trà sữa sẽ có thêm các check chọn:

+ Check chọn Topping (trà sữa): chỉ những món là topping mới check (ví dụ Thạch cafe, Thạch sữa, Sương sáo, Hạt thủy tinh...).

+ Check Cho chọn topping: tức món hàng đó có phối hợp (mix được) với loại các món topping không (các món Trà sữa thường có chức năng này vì sẽ mix với thạch, hạt thủy tinh, sương sáo...), nếu không check là món không mix với món khác (ví dụ cafe đá, cafe sữa thì không có chức năng chọn topping)

+ Check chọn Cho phép chọn Size: tức món hàng đó có cho phép chọn loại size small (nhỏ), medium (vừa), large (lớn) hay không. Khi check chọn size bạn cần phải check chọn cả Cho chọn topping để phần mềm hiển thị được giá bán cho từng size.

+ Check chọn In topping: tức có cho phép món đó có thể in tem nhãn và in ấn được ra máy in tem nhãn.
Cách thiết lập hàng hóa, topping, giá bán

3. Lỗi không hiển thị giá bán

Tình trạng: dù đã làm theo hướng dẫn trên để thêm hàng hóa, giá bán, chỉnh sửa giá bán nhưng khi vào màn hình bán hàng vẫn không hiển thị giá bán (giá bán = 0).
Dù đã làm đúng theo hướng dẫn nhưng giá bán không hiển thị (giá bán = 0)
Nguyên nhân 1: Lỗi ở đây đó là chưa Thiết lập bảng giá. 

Cụ thể sửa lỗi bằng cách vào Danh mục >> Liên kết bảng giá: tại đây ta chọn Bảng giá phù hợp cho từng khu vực, sau đó nhấn Lưu để hoàn tất. Sau khi nhấn Lưu hãy click vào menu Bán hàng để thấy giá bán đã được cập nhật.
Chọn Bảng giá phù hợp cho từng khu vực, sau đó nhấn Lưu để hoàn tất

Trường hợp không thấy có Thời điểm thì ta cần thiết lập lại Thời điểm bằng cách vào menu Danh mục >> Thời điểm bán hàng >> Thêm mới: đặt tên thời điểm bán hàng và giờ bắt đầu.

Nguyên nhân 2: Bảng giá bán đã bị xóa. 

- Để kiểm tra bảng giá có bị xóa hay không thì vào Danh mục >> Thiết lập bảng giá, nếu không thấy bảng giá bán nào tức là đã bị xóa. Ai xóa, xóa thời gian nào?... có thể xem lại bằng cách vào menu Hệ thống >> Nhật ký hệ thống để kiểm tra. Cần phải rõ nguyên tắc thế này: DanTriSoft là phần mềm được lập trình với logic/công thức cố định còn việc sử dụng là ở người dùng, do đó những lỗi thêm/sửa/xóa là do người dùng, còn nếu sai logic sai công thức thì mới là do lỗi của lập trình phần mềm.

- Cách xử lý: là thêm mới lại bảng giá bằng cách vào menu Danh mục >> Thiết lập bảng giá: nhấn nút Tạo bảng giá để thêm mới bảng giá, đặt tên cho bảng giá, sau đó nhấn Lưu ở bên dưới. Sau khi thêm mới bảng giá thì phải khai báo giá cho Hàng hóa bằng cách gõ giá bán ở danh sách bên phải, sau đó nhấn Lưu để lưu lại giá bán.
Tạo bảng giá: menu Danh mục >> Thiết lập bảng giá: nhấn nút Tạo bảng giá - đặt tên - nhấn lưu

Để được hỗ trợ chu đáo hãy tham dự cộng đồng DanTriSoft tại group https://zalo.me/g/mdxggl741